Là một doanh nghiệp mới bắt đầu kinh doanh, bạn cần tìm cho mình một chiếc tem nhãn dán sả phẩm sao cho thật ấn tượng để thu hút khách hàng trên thị trường. Tuy nhiên do mới bắt tay vào kinh doanh nên bạn không thể tránh khỏi những băn khoăn khi in tem nhãn mác như:
– Vị trí nhãn hàng hoá được dán
– Kích thước nhãn hàng hoá
– Trách nhiệm ghi nhãn hàng hoá
– Màu sắc của chữ, ký hiệu và hình ảnh trên nhãn hàng hoá
– Ngôn ngữ trình bày nhãn hàng hoá
Vị trí dán tem nhãn hàng hoá: Nhãn hàng hoá phải được gắn trên hàng hoá, bao bì thương phẩm của hàng hoá ở vị trí khi quan sát có thể nhận biết được dễ dàng, đầy đủ các nội dung quy định của nhãn mà không phải tháo rời các chi tiết, các phần của hàng hoá.
Trường hợp không được hoặc không thể mở bao bì ngoài thì trên bao bì ngoài phải có nhãn và nhãn phải trình bày đầy đủ nội dung bắt buộc. Một số sản phẩm khác còn cần phải dán thêm in tem nhãn phụ
Trong trường hợp không thể thể hiện tất cả nội dung bắt buộc trên tem nhãn thì:
– Các nội dung: tên hàng hoá; tên tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hoá; định lượng; ngày sản xuất; hạn sử dụng; xuất xứ hàng hoá phải được ghi trên nhãn hàng hoá
– Những nội dung bắt buộc khác phải được ghi trong tài liệu kèm theo hàng hoá và trên nhãn hàng hoá phải chỉ ra nơi ghi các nội dung đó.
– Hiện nay có rất nhiều hình thức in tem nhãn khác nhau như in phun, phương pháp in lưới, phương pháp in offset, flexo…
Riêng đối với tem nhãndùng cho ngành mỹ phẩm thì thường chỉ in bằng máy chạm nhiều màu flexo nhằm đảm bảo chất lượng màu sắc cũng như chất lượng tem nhãn sau khi sử dụng.
Sau khi in ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng in tem nhãn mỹ phẩm. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng hình ảnh, màu sắc cũng như tuổi thọ của tem nhãn sau khi đưa ra sử dụng như:
+ Cán màng ( bóng hay mờ)
+ Cắt tem nhãn ( máy bế tem nhãn chuyên dụng)
+ Ép kim
+ UV định hình